Mục Lục

Upwork cung cấp hệ sinh thái việc làm cực kỳ hấp dẫn với nhiều đầu việc khác nhau, lượng khách hàng tiềm năng cũng như nguồn thu nhập vượt mức ổn định. Tuy nhiên, không phải freelancer nào khi bước chân vào hệ sinh thái này cũng dễ dàng tìm kiếm được công việc đầu tiên cho mình. Nếu như bạn đang loay hoay tìm việc upwork, hãy theo dõi bài viết dưới đây để được hướng dẫn cách tìm việc trên Upwork từ A đến Z. 

Cách tìm việc trên Upwork – Kiếm việc đầu tiên không khó như bạn nghĩ

Là freelancer mới, bạn sẽ gặp một số bất lợi ban đầu như: Không có thông tin trong mục “Work history”, không có “Completed Jobs” cũng như đánh giá từ phía khách hàng. Như vậy thì hồ sơ của bạn chẳng khác gì một trang giấy trắng. Khách hàng chắc chắn sẽ không thể đặt niềm tin để thuê bạn bởi vì họ không có cơ sở để nhận định rằng bạn có phải là người phù hợp với công việc hay không. 

Tuy nhiên, đừng quá lo lắng. Những khó khăn ban đầu này đều sẽ được giải quyết chỉ với các bước đơn giản như sau: 

Bước 1: Đăng ký và setup profile 

Rất nhiều freelancer thường làm cho có, hoặc không dành thời gian đầu tư vào bước này. Đây là bước cơ bản nhưng lại giữ vai trò cực kỳ quan trọng giúp bạn nhanh chóng tìm kiếm được việc làm đầu tiên. 

Nếu bạn là người mới, bạn cần “quảng cáo” kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân sao cho “hấp dẫn” nhất có thể để thu hút được sự quan tâm của nhà tuyển dụng. Tạo profile chỉnh chu, chuyên nghiệp với đầy đủ các thông tin, hình ảnh, video sẽ là chìa khóa giúp bạn kết nối nhanh chóng hơn với khách hàng tiềm năng của mình. 

Bạn chưa biết cách đăng ký tài khoản upwork? Hãy tham khảo thông tin hướng dẫn đăng ký qua bài viết sau: Upwork là gì?

Bước 2: Tìm kiếm công việc phù hợp

Điều quan trọng nhất khi bạn tìm kiếm công việc trên Upwork chính là lựa chọn công việc phù hợp. Nếu bạn không “kỹ” ở bước này thì khả năng cao là bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều đầu việc “tốt”. Điều này dẫn đến tình trạng bạn apply quá nhiều công việc nhưng chẳng bao giờ nhận được lời mời hợp tác. 

Dưới đây là một số tips giúp bạn tìm kiếm công việc phù hợp đồng thời giải quyết triệt để được tình trạng nêu trên:

Kiên trì chọn lọc công việc

Đối với dân freelancer, thời gian chính là tiền. Vì vậy, bạn không nên lãng phí quỹ thời gian quý giá chỉ để nộp đơn cho những công việc nằm ngoài khả năng của mình. Việc này vô hình chung có thể khiến bạn rơi vào tình trạng chán nản, kiệt sức vì chờ đợi trong vô vọng. 

Upwork đã cung cấp bộ lọc công việc, vì vậy, bạn chỉ cần click vào mục “Category”, sau đó lựa chọn danh mục công việc phù hợp với khả năng của mình. Ngay dưới mục “Category” là “Experience Level”. Tại đây, lời khuyên cho bạn là nên click vào “Entry level” hoặc “Immediate” nếu như bạn là người mới.

Bộ lọc công việc tiếp theo là “Job type”, chọn  “Hourly Job” hoặc “Fixed price”. Tuy nhiên, nếu là freelancer mới, bạn nên để trống mục này để lựa chọn được nhiều đầu việc hơn.

Ngoài ra, còn rất nhiều bộ lọc như “client info”, “client history”, “client location”, “project length”,… để bạn lựa chọn sao cho phù hợp nhất với nhu cầu và khả năng của mình.

Tập trung vào các dự án nhỏ

Mục tiêu của bạn lúc này là xây dựng hồ sơ kinh nghiệm của mình. Để làm được điều đó, bạn cần phải tập trung vào các dự án nhỏ có khối lượng thời gian hoàn thành nhanh chóng. Điều này có thể sẽ khiến bạn cảm thấy số tiền mình nhận được không tương xứng với kỹ năng, kinh nghiệm và giá trị của mình. Tuy nhiên, tục ngữ có câu “Lùi một bước tiến ngàn dặm”. Bạn muốn nhận được nhiều công việc tốt hơn thì cần phải có “chỗ đứng” trên nền tảng upwork một cách nhanh chóng. 

Tại upwork, số lượng công việc được đánh giá 5 sao sẽ được ưu tiên. Như vậy, cho dù dự án của bạn nhỏ, chỉ được hoàn thành trong 30 phút hay 3 ngày thì vẫn có khả năng cạnh tranh cao hơn so với hồ sơ chỉ có một đánh giá 5 sao từ một khách hàng.

Biến khách lạ thành khách quen

So với việc tìm một cách hàng mới thì giữ chân khách hàng cũ là một chiến lược thông minh. Đây cũng chính là quan điểm tìm kiếm nhân sự từ khách hàng. Họ muốn làm việc lâu dài với cùng một chuyên gia có thể tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, thiết kế ấn phẩm truyền thông hoặc biên tập viên cố định cho mỗi dự án của họ. Thật tốn thời gian để đăng lại một quảng cáo tuyển dụng, sàng lọc đơn xin việc và đưa ai đó mới vào làm việc. 

Có một tính năng hữu ích trên Upwork mà bạn có thể tận dụng đó là xem danh sách các công việc (trước đây) khác mà khách hàng đã thuê. Vì vậy, mục tiêu của bạn sẽ hướng đến 

những khách hàng thường xuyên thuê trên nền tảng. 

Ví dụ: Nếu bạn là một nhà thiết kế đồ họa, hãy cố gắng tìm một khách hàng đã từng thuê hoặc hợp tác lâu dài với nhiều freelancer cho các dự án thiết kế đồ họa. Như vậy thì cơ hội để tìm việc và phát triển một mối quan hệ hợp tác lâu dài với khách hàng sẽ cao hơn rất nhiều.

Bước 3: Chuẩn bị proposal chuyên nghiệp

Proposal chính là “bộ mặt” của bạn, khách hàng sẽ dựa vào proposal để đánh giá về kỹ năng, kinh nghiệm của bạn có phù hợp với yêu cầu công việc mà họ đang tìm kiếm hay không. 

Để viết proposal chuyên nghiệp, bạn cần đọc kỹ mô tả công việc, đính kèm đường link liên kết tới những dự án hoặc sản phẩm bạn từng làm, khéo léo gợi ý một cuộc gọi hoặc cuộc trò chuyện video để thảo luận sâu hơn về dự án. 

Nếu như bạn chưa biết cách viết proposal chuyên nghiệp, có thể tham khảo thông tin hướng dẫn chi tiết tại: Cách viết Proposal Cover letter Upwork – Tips – Samples 2022

Bước 4: Phỏng vấn và thương lượng

Nếu khách hàng chọn bạn, ngay lập tức họ sẽ gửi tin nhắn trực tiếp để yêu cầu bạn sắp xếp thời gian tham gia buổi phỏng vấn và thương lượng. Một mẹo nhỏ bạn cần lưu ý chính là tốc độ phản hồi tin nhắn của bạn sẽ hiển thị ngay trên hồ sơ. Chính vì vậy, hãy nhanh chóng từ chối hoặc chấp nhận lời mời càng sớm càng tốt. 

Để trả lời một lời mời, bạn click vào tab 

Nhấp vào tab “Find Work”, chọn “Proposals”. Trong phần “Invitations to Interview”, hãy click vào 

tiêu đề công việc. Nếu bạn chấp nhận, bạn có thể đề xuất các điều khoản mới hoặc để nguyên, sau đó soạn tin nhắn cho khách hàng.

Nếu bạn từ chối, hãy chọn một lý do. Bạn có thể gửi tin nhắn trực tiếp cho khách hàng để giải trình chi tiết lý do từ chối. Lưu ý rằng: Nếu bạn từ chối, tuyệt đối không cung cấp cho khách hàng thông tin liên hệ của bạn. 

Sau khi bạn chấp nhận lời mời hoặc gửi đề xuất, khách hàng có thể chọn trả lời hoặc không. Nếu một khách hàng phản hồi, lời mời hoặc đề xuất sẽ trở thành một “Active Candidacy” và màn hình sẽ hiển thị một phòng chat để bạn và khách hàng thảo luận về dự án.

Để gửi tin nhắn, bạn chọn “Find Work”, bấm chọn “Proposals”. Trong mục “Active Candidacies section” click chọn công việc và gửi tin nhắn cho khách hàng.

Đàm phán về giá: Trước khi hai bên ký kết hợp đồng, bạn có thể đưa ra những đề xuất về giá cả được cập nhật trong các điều khoản của mình.

Kinh nghiệm của bản thân khi làm việc trên Upwork

Đoạn kết: Như vậy, bài viết trên đây đã hướng dẫn cho bạn đọc cách tìm việc trên upwork và chia sẻ một số kinh nghiệm của bản thân khi làm việc trên Upwork. Với những thông tin cung cấp chắc chắn sẽ giúp freelancer mới bắt đầu có thể nhanh chóng tìm kiếm được cơ hội việc làm đầu tiên của mình. Chúc các bạn thành công!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Paydext MMO cung cấp nguyên liệu, các dịch vụ: Paypal, Payonner, Amazon, Ebay, Shopify. Đem đến các kinh nghiệm bí truyền về kiếm tiền online.
SĐT: 0826799604
Email: paydext@gmail.com
Địa chỉ: 121 Lương Ngọc Quyến, Phường 5, Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Về chúng tôi

Portfolio

Liên hệ

Điều khoản & Chính sách

Dịch vụ

Mua bán Paypal

Paypal

Kiếm tiền online

SEO

Marketing

Kênh xã hội